Vụ lúa Đông Xuân là một trong những vụ mùa quan trọng nhất trong năm, mang lại nguồn thu lớn cho bà con nông dân. Để đảm bảo mùa màng bội thu, việc bón phân đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất và chất lượng tốt.
Dưới đây là một số mẹo bón phân hiệu quả cho vụ lúa Đông Xuân mà Phân Bón Ba Miền chia sẻ để bà con có một vụ mùa bội thu.
Bón phân cho Lúa Đông Xuân đúng cách
1. Chế độ bón phân cho lúa Đông Xuân
Chế độ phân bón cho lúa được chia thành 03 thời kỳ quan trọng như sau:
- Bón lót trước khi gieo cấy: Giúp cung cấp dinh dưỡng ban đầu cho cây lúa phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh.
- Bón thúc trong giai đoạn đẻ nhánh: Đây là giai đoạn quyết định số bông hữu hiệu, đảm bảo mật độ bông lúa tối ưu cho năng suất cao.
- Bón thúc đón đòng: Nhằm bổ sung dinh dưỡng cho quá trình trỗ bông và nuôi hạt, giúp hạt lúa đầy đặn và chất lượng tốt hơn.
Việc thực hiện đúng và đủ các bước này sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm lúa gạo.
Các giai đoạn bón phân cho lúa
2. Bón lót cho lúa Đông Xuân
– Bón lót giúp đất giàu dinh dưỡng, phì nhiêu sau vụ trước, tạo điều kiện thuận lợi cho cây con phát triển tốt, và góp phần vào năng suất vụ mùa mới. Khi thực hiện bón lót nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã qua quá trình phân hủy, vôi và các chế phẩm vi sinh như: Lân đen – Humic, Hữu Cơ Tricomix 07,…
– Bà con bón lót cho lúa từ 7-10 ngày trước khi gieo giống. Đây là giai đoạn cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trong quá trình phát triển ban đầu.
– Cách thức bón:
- Phương pháp 1: rải đều phân bón trên diện tích đất ruộng, sau đó cày bừa đất để phân bón được vùi sâu xuống bề mặt đất.
- Phương pháp 2: Rải phân bón đều trên mặt đất, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi gieo hạt lúa.
Bộ sản phẩm phân bón lót Ba Miền – Hiệu Tê Giác: Lân Đen – Humic, Tricomix 07
3. Bón thúc đẻ nhánh cho lúa Đông Xuân
Đẻ nhánh là giai đoạn quan trọng quyết định số lượng bông lúa hữu hiệu trên mỗi mét vuông.
Có 2 giai đoạn phù hợp để bón thúc cho lúa:
Giai đoạn lúa khi được 8-12 NSS (Bón thúc đợt 1):
Sử dụng 100–125 kg/ha phân bón NPK 25-15-7 chuyên dùng cho lúa đẻ nhánh.
Giai đoạn lúa khi được 18-22 NSS (Bón thúc đợt 2):
Trong giai đoạn này lúa cần nhiều Đạm và Lân nên dùng 125–150 kg/ha phân bón NPK 25-15-7. Bà con nên chú ý liều lượng vừa đủ dựa trên tổng diện tích bón.
NPK chuyên lúa Ba Miền – Bón thúc đợt 1 và 2
4. Bón thúc đón đòng cho lúa Đông Xuân ( Đón rước đòng đợt 3).
Đón đòng là thời kỳ quyết định số hạt/bông. Cho nên cần phải bón phân đúng vào thời kỳ này mới có hiệu quả cao.
Bón đón đòng là thời điểm vô cùng quan trọng, quyết định đến sản lượng toàn bộ vụ lúa. Cần chăm sóc kĩ lưỡng vào thời gian này để đạt được sản lượng cao cho một mùa vụ.
Có 3 tiêu chí để đưa đến quyết định thời điểm bón phân đón đòng cho cây lúa:
1. Căn cứ vào số ngày sau sạ tùy giống.
Thời gian đón đòng phù hợp là từ 40-45 ngày sau sạ.
2. Căn cứ vào trạng thái đòng, thời điểm bón là lúc đòng (tim đèn) phải được 1-3 mm.
3. Trạng thái cây lúa, khi lá lúa ngả sang màu vàng tranh.
Lượng phân bón đón đòng được quyết định từ màu sắc lá, màu sắc bộ rễ lúa để quyết định lượng và loại.
Thời kỳ đón đòng cần bổ sung phân bón NPK có hạm lượng Kali cao giúp bông dài, sáng hạt, chắc hạt và hạn chế đổ ngã. Với khoảng 125-170 kg/ha Phân NPK 22-4-22 sẽ đáp ứng nhu cầu cao về Đạm, Kali và các vi lượng cần thiết cho lúa trong giai đoạn này.
NPK chuyên lúa Ba Miền – Bón rước đòng đợt 3
5. Lưu ý khi bón phân cho lúa Đông Xuân
– Quan sát điều kiện trước khi bón phân và sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng phân bón một cách chính xác, giúp tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng
phân bón.
– Không nên bón phân, đặc biệt là phân đạm, trong những ngày mưa lớn, thời tiết rét lạnh dưới 18°C, hoặc khi cây lúa đang bị bệnh, để tránh gây hại cho cây trồng.
– Nếu lúa phát triển tốt nhưng lá mềm, cây yếu, nên giảm bón phân đạm và tăng cường bón phân lân và kali để giúp cây cứng cáp hơn và ngăn ngừa hiện tượng lốp đổ.
– Không nên bón phân nhiều lần khiến lúa đẻ cho lúa đẻ lai rai, ảnh hưởng đến năng suất.
Thực hiện phương pháp bón phân cho lúa đông xuân hợp lý và cân đối để đạt năng suất cao.
Kết luận:
Việc bón phân cho lúa Đông Xuân đúng cách và hiệu quả cho vụ lúa đông xuân đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Bằng cách áp dụng những mẹo bón phân mà Phân bón Ba Miền chia sẻ, bà con sẽ có những phương pháp canh tác phù hợp, cho năng suất vụ lúa Đông Xuân trúng mùa, bội thu.
PHÂN BÓN BA MIỀN – VỮNG BƯỚC CÙNG NHÀ NÔNG!
Cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về việc chọn phân bón cho cây trồng, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua các phương thức sau đây để được tư vấn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Lô 101A, Đường số 1, KCN Thái Hòa, X. Đức Lập Hạ, H. Đức Hòa, T. Long An
- Hotline: 0986 834 111
- Email: info@phanbonbamien.com
- Facebook: https://www.facebook.com/phanbonbamien.jsc